Liên hệ mua hàng

Hà nội :0972.555.125

CL14, khu đô thị Nam La Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội

✉ Email: cskhecovin@gmail.com

✇ Thời gian làm việc:

Từ 8h - 22h Thứ 2 đến thứ 6

Từ 8h - 22h00 Thứ 7 & Chủ nhật

Khuyến mãi

Tin tức - Sự kiện

  • Bình luận
  • Muỗi vằn truyền nhiễm bệnh sôt xuất huyết như thế nào? Cách phòng tránh?

    1/ Muỗi vằn - loại muỗi truyền nhiễm sốt xuất huyết sinh trưởng và phát triển như thế nào?

    Đặc điểm khoa học:

    Muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti, loài chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết Dengue.

    Nhìn bằng mắt thường muỗi vằn (Aedes aegypti) thân và khoang bụng có màu đen, xen kẽ là các đường kẻ vằn màu trắng rất rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn.

    Đặc biệt, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng. Đây là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người.

     

    Muỗi vằn là nguyên nhân gây nên bùng phát bênh sốt xuất huyết

     

    Khu vực sinh sống:

    Muỗi vằn có nguồn gốc từ Châu Phi nhưng hiện tại nó phân bố rất phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

    Việt Nam là nước thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới do vậy muỗi vằn phát triển rất mạnh

    Muỗi nói chung và muỗi vằn nói riêng sinh sản ở trong các ao, vũng nước, suối, kênh, rạch, hố nước... hoặc các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà như thùng được nước, xô chậu, lu ,chum,....

    Vòng đời của muỗi

    Chu kỳ vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn:

    + Giai đoạn hình thành trứng: 2-5 ngày.

    + Giai đoạn từ trứng thành lăng quăng (LQ): 1-2 ngày.

    + Giai đoạn từ lăng quăng thành nhộng (quăng): 3-4 ngày.

    + Giai đoạn từ nhộng thành muỗi trưởng thành: 1-2 ngày.

     

    Vòng đời cửa muỗi

     

    2/ Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

    Muỗi vằn không mang vi-rút Dengue một cách tự nhiên, nó phải đốt người bị bệnh và nhiễm vi-rút Dengue từ người bị bệnh rồi mới có thể truyền sang cho cộng đồng.

    Con đường lây truyền có thể bắt đầu bằng việc sau khi muỗi cái aedes aegypti hút máu người mắc bệnh sốt xuất huyết và mang mầm bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của muỗi là 10 – 12 ngày, khoảng thời gian này chính là lúc để virus nhân lên rồi di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Sau đó, muỗi truyền bệnh cho người lành thông qua vết đốt.

    Người bệnh cũng chính là nguồn lây truyền virus cho những con muỗi khác. Đặc biệt là khi muỗi thay đổi vật chủ thường xuyên, nó sẽ có nguy cơ truyền virus cho nhiều người hơn nữa. Đó cũng là nguyên do khiến bệnh trở thành dịch lớn.

     

    Cách muỗi lan truyền bênh sốt xuất huyết

     

    4/ Ở Việt Nam, thời gian nào muỗi sinh trưởng phát triển mạnh nhất

    Xét về đặc điểm khí hậu, Việt Nam là nước thuộc khu vực nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, Là môi trường rất thuận lợi để muỗi sinh sản và phát triển

    Hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ môi trường dưới 23C thì muỗi hầu như không có khả năng hoạt động hút máu. Vì thế muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

    Vào cuối mùa xuân và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn phát triển, kéo theo sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết

    5/ Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

    Ở thể bệnh nhẹ: bệnh nhân có triệu chứng:

    + Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.

    + Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

    + Có thể có nổi mẩn, phát ban.

     

    Một số biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

     

    Ở thể bệnh nặng: bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

    + Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

    + Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

    6/ Các giai đoạn bênh sốt xuất huyết phát triển trên cơ thể người

    Các giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

    Giai đoạn ủ bệnh: thời kỳ này sẽ kéo dài trung bình từ 4 – 7 ngày. Tùy theo cơ địa và khả năng miễn dịch của từng người mà Virus Dengue nhân lên dần dần, đến khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiều triệu chứng cụ thể và bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

    + Giai đoạn sốt Dengue: giai đoạn này kéo dài từ khoảng 2 – 7 ngày và thường có dấu hiệu tương tự như cảm cúm. Đây không phải là giai đoạn nguy hiểm và có thể xuất hiện một số triệu chứng như nhức đầu, đau họng, buồn nôn, người mệt mỏi... và đặc biệt là sốt cao (từ 39 đến 40 độ C).

    + Giai đoạn nguy hiểm: hầu hết bệnh nhân sẽ không còn sốt trong giai đoạn này, nhưng đây mới chính là thời gian nguy hiểm nhất quyết định bệnh có diễn biến trầm trọng hay không. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Vì thế mà bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của bệnh nhân. Bạn cần có sự theo dõi và thăm khám hàng ngày từ bác sĩ.

    + Giai đoạn phục hồi: nếu như vượt qua được giai đoạn trên, cơ thể của bệnh nhân sẽ từ từ hồi phục. Khi đó, nhịp tim và huyết áp ổn định, đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn và khát nước.

     

    Một số vật dụng là nơi chú ngụ mà muỗi có thể sinh sản

     

    7/ Trường hợp người bệnh vị sốt xuất huyết thì phải làm gì?

    Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc đặc trị, Vào giai đoạn của dịch sốt xuất huyết vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 11, nếu cơ thể có biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39 - 40 độ C thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị. 

    Nếu bệnh sốt xuất huyết mới khởi phát bệnh, giai đoạn đầu ở thể nhẹ thì có thể theo dõi tại nhà, khii chuyển biến giai đoạn nặng phải đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời điều trị

    + Theo dõi nhiệt độ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn hay cặp bên khóe miệng cứ vài giờ một lần;

    + Nghỉ ngơi tuyệt đối trong môi trường thoáng mát, có điều hòa nhiệt độ là lý tưởng;

    + Uống nước có pha bột điện giải oresol theo chỉ dẫn (từ 2 lít/ngày), uống nước hoa quả, sinh tố, bổ sung vitamin C, B1;

    + Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu năng lượng, giàu protein như cháo thịt nạc, súp...;

    + Khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng lên, vì vậy phải tìm mọi cách để làm cho cơ thể tỏa nhiệt ra bằng cách uống thuốc paracetamol hạ sốt kết hợp với chườm nước mát ở vị trí nách, bẹn và các nếp gấp, lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt.

    + Để giúp nhiệt độ cơ thể tỏa ra nhanh hơn, bệnh nhân nên mặc quần áo thoáng bởi khi người bệnh sốt cao, cơ thể thường có cảm giác ớn lạnh, nhiều người không biết lại đắp chăn hoặc mặc nhiều quần áo cho người bệnh, việc làm này càng làm hạn chế việc tỏa nhiệt của cơ thể khiến bệnh sốt xuất huyết điều trị lâu hơn và dẫn đến biến chứng nặng;

    + Đối với trẻ nhỏ, cần tiếp tục cho trẻ ăn các thức ăn thường ngày, dễ tiêu. Nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn thì cần cho ăn nhiều bữa để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Tránh các loại thức ăn có nhiều mỡ. Trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú thêm số lần và kéo dài thêm thời gian. Cần dùng thêm sữa để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.

     

    Nơi muỗi có thể sinh sản và phát triển

     

    8/Cách phóng tránh muỗi và bệnh sốt xuất huyết

    - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

    + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

    + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

    + Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

    + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

    + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

    - Phòng chống muỗi đốt:

    + Mặc quần áo dài tay.

    + Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

    + Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

    + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

    + Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

     

    Phối hợp với cơ quan chức năng về phòng chống dịch khi bùng phát bệnh sốt xuất huyết

     

    - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

    9/ Tóm lại

    Như vậy bệnh sốt xuất huyết sẽ tự khỏi ở các trường hợp trung bình, nhẹ về mặt lí thuyết. Trong thực tế, người bệnh cần được khám để đánh giá tình trạng, giai đoạn bệnh để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

    Nói chung, tùy theo từng đối tượng bệnh nhân mà diễn biến của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau.

    Cách tốt nhất là phòng bệnh bằng cách: vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà, mắc màn khi đi ngủ để hạn chế tình trạng muỗi đốt, khi dịch bùng phát cần phối hợp với cơ quan y tế để phun hoá chấn phòng chống dịch

    Đừng quên chia sẻ bài viết nhé!
    Chưa có đánh giá
    • 5 0 %
    • 4 0 %
    • 3 0 %
    • 2 0 %
    • 1 0 %
    Đánh giá & nhận xét
    Gửi nhận xét của bạn
    1. Đánh giá của bạn về bài viết này:
    2. Viết nhận xét của bạn vào bên dưới:

    3. Thông tin cá nhân của bạn (Thông tin của bạn luôn được bảo mật):